Thứ Năm, 31 tháng 8, 2023

THỦ TỤC NHẬP KHẨU BÁNH TRUNG THU



1. CĂN CỨ PHÁP LÝ VỀ NHẬP KHẨU BÁNH TRUNG THU

Theo Luật An Toàn Thục Phẩm - Luật số 55/2010/QH12.
Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
Thông tư số 52/2015/TT-BYT của Bộ Y tế: Quy định việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu và hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế
⇒ Doanh nghiệp không cần xin giấy phép nhập khẩu bánh trung thu.
⇒ Doanh nghiệp phải làm thủ tục đăng ký công bố chất lượng sản phẩm bánh trung thu để đưa thị trường tiêu thụ.
2. MÃ HS VÀ THUẾ NHẬP KHẨU BÁNH TRUNG THU
2.1 MÃ HS BÁNH TRUNG THU
Mặt hàng Bánh trung thu có mã HS tham khảo tại Phần IV: Thực Phẩm Đã Chế Biến; Đồ Uống, Rượu Mạnh Và Giấm; Thuốc Lá Và Nguyên Liệu Thay Thế Lá Thuốc Lá Đã Chế Biến; Các Sản Phẩm Chứa Hoặc Không Chứa Nicotin, Dùng Để Hút Mà Không Cần Đốt Cháy; Các Sản Phẩm Chứa Nicotin Khác Dùng Để Nạp Nicotin Vào Cơ Thể Con Người.
Chương 19: Chế phẩm từ ngũ cốc, bột, tinh bột hoặc sữa; các loại bánh

Nhóm 1905: Bánh mì, bánh bột nhào (pastry), bánh ga tô (cakes), bánh quy và các loại bánh khác, có hoặc không chứa ca cao; bánh thánh, vỏ viên nhộng dùng trong ngành dược, bánh xốp sealing wafers, bánh đa và các sản phẩm tương tự.
190590 - Loại khác
19059040 - - - Bánh bột nhào (pastry)
2.2 THUẾ NHẬP KHẨU BÁNH TRUNG THU
  • Thuế giá trị gia tăng (VAT): 8%
  • Thuế nhập khẩu thông thường: 45%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: 30%
  • Nếu có C/O form E, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ASEAN - Trung Quốc (ACFTA): 0%
3. THỦ TỤC NHẬP KHẨU BÁNH TRUNG THU
3.1 THỦ TỤC TỰ CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG KHI NHẬP KHẨU BÁNH TRUNG THU
Căn cứ Nghị định15/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản xuất và kinh doanh bánh trung thu cần phải đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm. Vì vậy, khi tiến hành nhập khẩu bánh trung thu, doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục tự công bố và kiểm nghiệm sản phẩm bánh trung thu.
Hồ sơ tự công bố sản phẩm thực phẩm:
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
  • Mẫu nhãn sản phẩm hoặc hình ảnh chụp trực tiếp từ nhãn sản phẩm.
Quy trình tự công bố sản phẩm bánh trung thu nhập khẩu:
Bước 1: Tư vấn cho doanh nghiệp thủ tục công bố thực phẩm phù hợp;
Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ công bố để tiến hành đăng ký tại Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
Bước 3: Nộp và hoàn thiện thủ tục lệ phí tại Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm và Cục An Toàn Thực Phẩm trực thuộc Bộ Y Tế Việt Nam;
Bước 4: Theo dõi quy trình thẩm định hồ sơ, ra giấy phép. Nhận giấy chứng nhận và hồ sơ đã được xác nhận;
Với kinh nghiệm thực hiện thủ tục công bố thực phẩm và quy trình làm việc chuyên nghiệp, Intertrans đảm bảo về thời gian và chi phí thực hiện, không phát sinh, không kéo dài thời hạn. Dịch vụ của Intertrans thông thường hỗ trợ trong 7-15 ngày tùy theo kết quả thử nghiệm và thời gian đáp ứng đầy đủ bộ hồ sơ của doanh nghiệp.
3.2 HỒ SƠ HẢI QUAN NHẬP KHẨU BÁNH TRUNG THU
Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu bánh trung thu gồm những chứng từ sau đây:
  • Tờ khai hải quan;
  • Hóa đơn thương mại (commercial invoice);
  • Vận đơn (Bill of lading);
  • Danh sách đóng gói (Packing list);
  • Hợp đồng thương mại (Sale contract);
  • Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng;
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O) nếu có;
  • Catalog (nếu có).
3.3 QUY TRÌNH NHẬP KHẨU BÁNH TRUNG THU VÀO VIỆT NAM
Bước 1: Tiến hành khai tờ khai hải quan
Sau khi đã có đầy đủ các giấy tờ cũng như chứng từ hồ sơ nhập khẩu như đã nói ở trên và có được mã HS của sản phẩm thì có thể đưa thông tin đăng ký khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm điện tử.
Bước 2: Mở tờ khai hải quan
Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai hải quan. Tùy theo các luồng xanh, vàng và đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai tương ứng.
Bước 3: Thông quan tờ khai hải quan
Sau khi tiến hành kiểm tra xong hồ sơ và giấy tờ không có tồn tại vấn đề gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan cho tờ khai hải quan nhập khẩu bánh trung thu.
Bước 4: Tiến hành đưa hàng hóa về kho bảo quản
Sau khi tờ khai đã được thông quan thì sẽ tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm các thủ tục cần thiết để mang hàng hóa về kho của mình.
3.4 THỦ TỤC KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM BÁNH TRUNG THU NHẬP KHẨU
Nơi đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm bánh trung thu nhập khẩu: Phòng Kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu hoặc tại các điểm tiếp nhận kiểm tra chuyên ngành của Viện.
Hồ sơ đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm bánh trung thu nhập khẩu, gồm:
  • 04 bản Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu theo mẫu được quy định tại biểu mẫu số 04, phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018;
  • Bản tự công bố sản phẩm;
  • 03 (ba) Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu liên tiếp theo phương thức kiểm tra chặt đối với các lô hàng, mặt hàng được chuyển đổi phương thức từ kiểm tra chặt sang kiểm tra thông thường (bản chính);
  • Bản sao Danh mục hàng hóa (Packing list); Vận đơn (Bill of Lading); Hóa đơn (Invoice);
  • Giấy tờ ủy quyền của thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa cho các tổ chức, cá nhân làm công việc nhập khẩu sản phẩm thực phẩm (nếu có).
  • Ngoài ra khách hàng có thể cung cấp thêm: Hợp đồng nhập khẩu (Contract); Phiếu phân tích (CA) của nhà sản xuất, Chứng nhận bán hàng tự do (Free Sales) hoặc chứng nhận sức khỏe (Health Certificate) của sản phẩm.
Thời gian xử lý hồ sơ:
Đối với trường hợp kiểm tra chặt: 3 - 7 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, lấy mẫu và kiểm nghiệm.
3.5 DÁN NHÃN KHI NHẬP KHẨU BÁNH TRUNG THU
Bánh trung thu nhập khẩu cần có đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành:
  • Tên và xuất xứ của hàng hóa.
  • Thời gian sản xuất và hạn sử dụng.
  • Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm.
  • Thành phần và cấu tạo của sản phẩm.
  • Thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Hướng dẫn bảo quản và sử dụng
  • Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa
Trong quá trình làm thủ tục, nếu gặp bất kỳ vướng mắc, Anh/Chị có thể liên hệ ngay Intertrans để nhận hỗ trợ và báo giá miễn phí nhanh chóng ạ
📷Contact:
☎ Phone: 098.449.8388 - Em Thu
📩 Email: sales10@intertrans.com.vn

THỦ TỤC NHẬP KHẨU BÁNH KẸO

 


1. GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU BÁNH KẸO

Bánh kẹo là loại thực phẩm được bao gói và ghi nhãn hoàn chỉnh, thường đáp ứng mục đích chế biến tiếp hoặc sử dụng để ăn ngay. Do có những tính chất đặc thù nên việc nhập khẩu bánh kẹo phải tuân theo quy định về an toàn thực phẩm nhập khẩu. Theo đó, đối với bánh kẹo nhập khẩu thì cần phải đăng ký kiểm tra bánh kẹo nhập khẩu (trừ trường hợp được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu theo Điều 13 Nghị định 15/2018/NĐ-CP và điểm đ Khoản 2 Điều 41 Nghị định 85/2019/NĐ-CP) và nếu đủ điều kiện sẽ được cấp giấy xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu.
Hồ sơ cần chuẩn bị:
  • Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu
  • Bản tự công bố sản phẩm bánh kẹo
  • Bản sao Danh mục hàng hóa (Packing list).
2. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM CHO BÁNH KẸO NHẬP KHẨU
Đây là quy định bắt buộc đối với hàng hóa làm thủ tục hải quan nhập khẩu bánh kẹo.
Bước 1: Doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký gồm các giấy tờ sau:
  • Giấy đăng ký 2 bản và giáp lai
  • Invoice 1 bản
  • Packing list 1 bản
  • Bản tự công bố và Test report mỗi mặt hàng 1 bản + giáp lai
  • Tờ khai: ký trang đầu và giáp lai
  • Giấy giới thiệu
Bước 2: Đăng ký kiểm tra nhà nước tại website cổng thông tin một cửa quốc gia – “https://vnsw.gov.vn/" ngay sau khi bạn mở tờ khai hải quan.
Bước 3: Nộp hồ sơ giấy với số lượng như ở mục 1 cho cơ quan kiểm tra nhà nước được chỉ định. Có 2 hình thức kiểm tra đó là kiểm tra thông thường và kiểm tra chặt: Nếu hàng hóa của bạn thuộc diện kiểm tra chặt, cơ quan chức năng sẽ đóng mộc để doanh nghiệp ra cảng và bắt đầu mở tờ khai, lấy mẫu sản phẩm tại cảng để tiến hành test mẫu. Đạt kết quả sẽ cấp chứng thư xác nhận kết quả cho công ty bạn. Nếu hàng hóa của bạn thuộc diện kiểm tra thông thường, bạn sẽ được cơ quan chức năng kiểm tra hồ sơ và cấp chứng thư xác nhận kết quả. Khi đó bạn tiến hành nộp hồ sơ cho cán bộ hải quan tại cảng/sân bay/ nơi chi cục hải quan bạn mở tờ khai.
3. MỞ TỜ KHAI HẢI QUAN ĐIỆN TỬ
3.1 CẦN CHUẨN BỊ CÁC HỒ SƠ SAU:
  • Hợp đồng
  • Invoice
  • Packing list
  • Bản tự công bố sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu
  • Bill air/seaway bill
  • Tên tiếng Việt và thông số sản phẩm
  • Hs code sản phẩm
3.2 THỰC HIỆN KHAI BÁO TRÊN PHẦN MỀM KHAI HẢI QUAN ĐIỆN TỬ
Hiện nay để thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu bánh kẹo hay bất kỳ sản phẩm nào khác, bạn đều phải khai báo trên phần mềm điện tử để hải quan tiếp nhận hồ sơ và giải quyết trên hệ thống.
4. QUY TRÌNH NHẬP KHẨU BÁNH KẸO
Bước 1: Nhập mẫu về thử nghiệm sau đó làm thủ tục tự công bố vệ sinh an toàn thực phẩm tại Sở công thương hoặc Sở y tế địa phương
Bước 2: Khi hàng về, làm thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước, nộp giấy đó tới hải quan để được đem hàng về kho bảo quản
Bước 3: Mang mẫu đi làm kiểm tra chất lượng. Đối với trường hợp thực phẩm đạt yêu cầu, chủ hàng có trách nhiệm nộp Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu (giấy phép nhập khẩu bánh kẹo) cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa.
Trong quá trình làm thủ tục, nếu gặp bất kỳ vướng mắc, Anh/Chị có thể liên hệ ngay Intertrans để nhận hỗ trợ và báo giá miễn phí nhanh chóng ạ
📷Contact:
☎ Phone: 098.449.8388 - Em Thu
📩 Email: sales10@intertrans.com.vn

Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2023

QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO, TỒN KHO AN TOÀN-SAFETY STOCK

Mình có đọc được 1 bài viết có góc nhìn rất hay, ví dụ đơn giản dễ hiểu để minh họa về tồn kho an toàn. Xin phép được chia sẻ để mọi người cùng tham khảo.

[Góc chia sẻ] Đi tìm bản chất của tồn kho an toàn

Những khái niệm đầu tiên mình được tiếp xúc ở lĩnh vực Supply Chain (SC, SCM) liên quan đến quản lý tồn kho, trong đó tồn kho an toàn (Safety stock - SS) là concept mà mình bị thu hút. 1 phần là vì nhìn nó có vẻ học thuật, khó hiểu, và khó nhớ. Còn mỗi lần lên internet tìm thì mỗi trang lại đưa ra 1 cách tính khác nhau, 1 cách hiểu khác nhau nên càng vận dụng lại càng thấy mình không hiểu.

Hơn 5 năm làm trong SCM, và không ít lần đụng đến SS (và vận dụng SAI!!!), mình mới dần hiểu sâu hơn bản chất của sự "an toàn" này nên muốn chia sẻ ở đây để mọi người có thêm 1 góc nhìn. Mong các A/C/E cũng chia sẻ thêm góc nhìn khác để cùng học hỏi thêm nhé.





Thứ Năm, 24 tháng 8, 2023

THỦ TỤC NHẬP KHẨU MÁY TÍNH XÁCH TAY/LAPTOP




BƯỚC 1: ĐĂNG KÝ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VỚI CỤC VIỄN THÔNG VÀ HIỆU SUẤT NĂNG LƯỢNG

Doanh nghiệp cần phải xác định được dải tần số mà thiết bị của mình theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nào trong Thông tư 04/2022/BTTTT. Sau khi đã xác định được các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho máy tính xách tay thì đem bộ hồ sơ đến đăng ký kiểm tra chất lượng tại Cục Viễn Thông và các cơ quan như Quatest 1, Vinacomin … để đăng ký hiệu suất năng lượng, hồ sơ bao gồm:

-Đơn đăng ký kiểm tra chất lượng: 1 bản

-Invoice, B/L, PO, Packing list, Catalogue,Giấy Giới thiệu

Thời gian cấp Kết quả Đăng ký KTCL : từ 3-4 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ

BƯỚC 2: TIẾN HÀNH LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN

Sau khi Doanh nghiệp có được Kết quả đơn đăng ký kiểm tra chất lượng Máy máy tính xách tay tại Cục Viễn Thông, Đơn đăng ký kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu thì doanh nghiệp tiến hành mở tờ khai hàng hóa nhập khẩu. Theo quy định hiện hành, Cơ quan hải quan sẽ thông quan cho Doanh Nghiệp luôn ngay khi có được kết quả đơn đăng ký chứ không cần đem hàng về bảo quản.

BƯỚC 3: ĐEM HÀNG ĐI THỬ NGHIỆM

Khi hàng hóa đã được thông quan, Doanh nghiệp cần đem 01 mẫu máy tính xách tay lên Trung tâm kỹ thuật – Cục Tần số vô tuyến điện để thử nghiệm và các trung tâm để test hiệu suất năng lượng

~~Thời gian test: 10-15 ngày làm việc

Chi phí: Được áp dụng theo từng quy chuẩn mà sản phẩm Doanh nghiệp nhập khẩu được áp dụng theo Thông tư 04/2023/BTTTT, không có mức phí chung cho tất cả sản phẩm.

BƯỚC 4. LÀM HỒ SƠ CHỨNG NHẬN HỢP QUY

Sau khi có kết quả đo kiểm Máy tính xách tay tại đơn vị được Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ định, doanh nghiệp làm hồ sơ chứng nhận hợp quy sản phẩm máy tính xách tay. Bộ hồ sơ bao gồm:

-Văn bản đề nghị chứng nhận hợp quy theo mẫu của tổ chức chứng nhận

-Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh

-Tài liệu kỹ thuật của sản phẩm đề nghị CNHQ (bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh; thể hiện đầy đủ các nội dung: tên, ký hiệu, các thông tin kỹ thuật của sản phẩm, ảnh chụp bên ngoài, hãng sản xuất);

-Chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (áp dụng đối với phương thức 1); ISO 9001-2015

-Kết quả đo kiểm (áp dụng đối với phương thức 1);

-Quy trình sản xuất và quy trình đảm bảo chất lượng sản phẩm (áp dụng đối với phương thức 5);

-Tài liệu liên quan đến lô sản phẩm đề nghị chứng nhận hợp quy (áp dụng đối với phương thức 7).

~~Thời gian trả kết quả chứng nhận hợp quy là 07 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ.

BƯỚC 5. LÀM THỦ TỤC CÔNG BỐ HỢP QUY

Căn cứ trên Giấy Chứng nhận hợp quy đã được cấp, Doanh nghiệp phải tiếp tục tiến hành các thủ tục Công bố hợp quy. Các tài liệu cần thiết để tiến hành thủ tục theo phương thức này như sau:

-Mẫu Giấy Công bố hợp quy theo quy định

-Bản sao Giấy chứng nhận hợp quy của thiết bị

-Tài liệu kỹ thuật của thiết bị

-Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

-Mẫu dấu Công bố hợp quy ICT của doanh nghiệp

-Kết quả thử nghiệm của sản phẩm

-Tờ khai nhập khẩu hàng hóa thông quan

-Kết quả thử nghiệm Pin Lithium của sản phẩm


Thứ Sáu, 18 tháng 8, 2023

CÁC TRƯỜNG HỢP PHẢI HỦY TỜ KHAI VÀ QUY TRÌNH HỦY TỜ KHAI

Bài viết này sẽ chia sẻ với các bạn thông tin về các vấn đề liên quan đến tờ khai hải quan, các trường hợp phải Hủy tờ khai và Quy trình hủy chi tết giúp Doanh nghiệp dễ dàng trong quy trình Xuất nhập khẩu.


I. Các trường hợp nào bắt buộc doanh nghiệp phải hủy tờ khai hải quan?

Hủy tờ khai là việc các DN do lỗi chủ quan hoặc khách quan phải thực hiện hủy tờ khai hải quan đã khai trên hệ thống. Việc hủy tờ khai phải tuân theo quy định và khi được hải quan chấp nhận là do hải quan thực hiện. Xem các trường hợp dưới đây bắt buộc DN phải hủy tờ khai hải quan

1.1 Các trường hợp bắt buộc doanh nghiệp phải hủy tờ khai:

  • Vượt quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai, hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế nhưng không có hàng nhập khẩu đến cửa khẩu nhập hoặc hàng xuất khẩu chưa đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất;
  • Vượt quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai mà người khai hải quan không xuất trình hồ sơ hải quan trong trường hợp phải xuất trình hồ sơ hải quan để cơ quan hải quan kiểm tra;
  • Vượt quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai mà người khai hải quan chưa xuất trình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra thực tế để cơ quan hải quan kiểm tra;

1.2 Các trường hợp hủy tờ khai theo yêu cầu người khai hải quan:

  • Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan có sự cố: Tờ khai hải quan đã được đăng ký nhưng chưa được thông quan do Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan có sự cố;
  • Khai nhiều tờ khai: Khai nhiều tờ khai cho cùng một lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu (khai trùng thông tin tờ khai);
  • Tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã có hàng hóa đưa vào khu vực giám sát hải quan nhưng thực tế không xuất khẩu;
  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu đã được đăng ký, nhưng thực tế hàng hóa không nhập khẩu hoặc hàng hóa chưa đưa qua khu vực giám sát;
  • Khai sai các chỉ tiêu sau trên tờ khai:

1. Mã loại hình;

2. Mã phân loại hàng hóa;

3. Mã phương thức vận chuyển;

4. Cơ quan Hải quan;

5. Ngày khai báo (dự kiến);

6. Mã người nhập khẩu;

7. Tên người nhập khẩu;

8. Mã đại lý hải quan;

9. Mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến.


II. Cách hủy tờ khai hải quan

1. Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Người khai hải quan đề nghị được phép hủy tờ khai hải quan đã đăng ký;

- Bước 2: Cơ quan hải quan xem xét việc hủy tờ khai hải quan đã đăng ký;

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ điện tử

- Địa chỉ nộp hồ sơ: Người làm thủ tục truy cập vào hệ thống tại địa chỉ: http://pus.customs.gov.vn

- Tài liệu hướng dẫn nộp hồ sơ điện tử: Đề nghị tham khảo tại Tài liệu hướng dẫn sử dụng (Người làm thủ tục) download tại phân hệ Hướng dẫn tại địa chỉ http://pus.customs.gov.vn

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thành phần hồ sơ Mẫu số 04/HTK/GSQL – Đơn đề nghị huỷ tờ khai (phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính được sửa đổi, bổ sung tại Phụ lục II Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

4. Thời hạn giải quyết:

- Trực tiếp: 

+ Trong thời hạn 08 (tám) giờ làm việc kể từ khi nhận đề nghị hủy tờ khai hải quan của người khai hải quan, công chức hải quan kiểm tra lý do, điều kiện và thông tin tờ khai hải quan đề nghị hủy trên Hệ thống, đề xuất Chi cục trưởng phê duyệt, thực hiện việc hủy tờ khai hải quan và phản hồi kết quả cho người khai hải quan trên Hệ thống, xử lý tiền thuế đã nộp (nếu có) theo quy định tại Điều 131 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 64 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC và cập nhật vào Hệ thống quản lý rủi ro để đánh giá tiêu chí chấp hành pháp luật đối với doanh nghiệp.

+ Chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày tờ khai hải quan không có giá trị làm thủ tục hải quan quy định tại điểm a, điểm d khoản 1 Điều này, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan kiểm tra, xác minh thông tin trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, thực hiện việc hủy tờ khai hải quan và thông báo thông tin hủy tờ khai hải quan cho người khai hải quan trên Hệ thống; + Trường hợp hủy tờ khai hải quan quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC: Chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày hàng hóa được tái xuất hoặc nhận được văn bản xác nhận đã thực hiện việc tiêu hủy, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thực hiện hủy tờ khai.

- Trực tuyến (ưu tiên):

Chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày tờ khai hải quan không có giá trị làm thủ tục hải quan quy định tại điểm a, điểm d khoản 1 Điều này, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan kiểm tra, xác minh thông tin trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, thực hiện việc hủy tờ khai hải quan và thông báo thông tin hủy tờ khai hải quan cho người khai hải quan trên Hệ thống; + Trường hợp hủy tờ khai hải quan quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC: Chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày hàng hóa được tái xuất hoặc nhận được văn bản xác nhận đã thực hiện việc tiêu hủy, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thực hiện hủy tờ khai

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan thực hiện: Chi cục Hải quan

- Cơ quan có thẩm quyền: Không có thông tin

- Địa chỉ tiếp nhận HS: Không có thông tin

- Cơ quan được ủy quyền: Không có thông tin

- Cơ quan phối hợp: Không có thông tin

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo hủy tờ khai

8. Phí, lệ phí: Không có

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:  

- Mẫu số Mẫu số 04/HTK/GSQL – Đơn đề nghị huỷ tờ khai (phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC)

10. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 38/2015/TT-BTC  (sửa đổi tại Thông tư 39/2018/TT-BTC)


Bài viết được trích dẫn thông tin từ Tổng cục Hải quan Việt Nam.