Thứ Ba, 23 tháng 5, 2023

BIỂU THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT CỦA VIỆT NAM ĐỂ THỰC HIỆN BẢN THỎA THUẬN THÚC ĐẨY THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG GIỮA VIỆT NAM-CAMPUCHIA GIAI

 


Theo bộ thương mại

NGHỊ ĐỊNH

BIỂU THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT CỦA VIỆT NAM ĐỂ THỰC HIỆN BẢN THỎA THUẬN THÚC ĐẨY THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA GIAI ĐOẠN 2021 - 2022

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 06 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Luật Điều ước quốc tế ngày 09 tháng 4 năm 2016;

Để thực hiện Bản Thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Campuchia giai đoạn 2019 - 2020 ký ngày 26 tháng 02 năm 2019, đã được gia hạn cho giai đoạn 2021 - 2022;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Bản Thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Campuchia giai đoạn 2021 - 2022.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt và điều kiện hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Bản Thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Campuchia giai đoạn 2019 - 2020 được gia hạn cho giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2022 (sau đây viết tắt là Bản Thỏa thuận Việt Nam - Campuchia giai đoạn 2021 - 2022).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người nộp thuế theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

2. Cơ quan hải quan, công chức hải quan.

3. Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ Vương quốc Campuchia.

Điều 3. Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt; Danh mục hàng hóa nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan và Danh mục các cặp cửa khẩu được phép thông quan

Ban hành kèm theo Nghị định này:

1. Phụ lục I - Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Bản Thỏa thuận Việt Nam - Campuchia giai đoạn 2021 - 2022.

2. Phụ lục II - Danh mục hàng hóa nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan của Việt Nam để thực hiện Bản Thỏa thuận Việt Nam - Campuchia giai đoạn 2021 - 2022.

3. Phụ lục III - Danh mục các cặp cửa khẩu được phép thông quan các mặt hàng hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Bản Thỏa thuận Việt Nam - Campuchia giai đoạn 2021 - 2022.

Điều 4. Điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt

Hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Bản Thỏa thuận Việt Nam - Campuchia giai đoạn 2021 - 2022 phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

1. Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Bản Thỏa thuận Việt Nam - Campuchia giai đoạn 2021 - 2022 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu S (C/O form S) do cơ quan có thẩm quyền của Vương quốc Campuchia cấp.

3. Thông quan qua các cặp cửa khẩu nêu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 5. Thuế suất và hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng lúa gạo và lá thuốc lá chưa chế biến có xuất xứ từ Vương quốc Campuchia

1. Mặt hàng lúa gạo và lá thuốc lá chưa chế biến nêu tại Phụ lục I, đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định này và quy định của Bộ Công Thương về việc nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan theo Bản Thỏa thuận Việt Nam - Campuchia giai đoạn 2021 - 2022 được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nêu tại Phụ lục I, theo số lượng hạn ngạch nhập khẩu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Đối với mặt hàng lúa gạo: Trường hợp mặt hàng lúa gạo nhập khẩu ngoài số lượng hạn ngạch quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này (gọi tắt là nhập khẩu vượt hạn ngạch) thì số lượng nhập khẩu vượt hạn ngạch có thể được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam và Campuchia cùng là thành viên (nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại các Nghị định Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt tương ứng); hoặc có thể được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (gọi tắt là thuế suất MFN) theo quy định tại Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định số 57/2020/NĐ-CP) và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

3. Đối với mặt hàng lá thuốc lá chưa chế biến:

a) Trường hợp lượng lá thuốc lá chưa chế biến nhập khẩu vượt số lượng hạn ngạch quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này nhưng vẫn nằm trong tổng mức hạn ngạch theo WTO và đảm bảo các điều kiện quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về hạn ngạch thuế quan thì số lượng này được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Nghị định số 57/2020/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

b) Trường hợp lượng lá thuốc lá chưa chế biến nhập khẩu vượt số lượng hạn ngạch quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và nằm ngoài tổng mức hạn ngạch theo WTO thì áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch đối với mặt hàng lá thuốc lá chưa chế biến theo quy định tại Nghị định số 57/2020/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

4. Số lượng mặt hàng lúa gạo và lá thuốc lá chưa chế biến, được nhập khẩu thuộc các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này, không tính vào số lượng hạn ngạch của mặt hàng tương ứng quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này:

a) Các mặt hàng lúa gạo do các doanh nghiệp, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân Việt Nam hỗ trợ đầu tư, trồng tại các tỉnh của Campuchia tiếp giáp biên giới Việt Nam nhập khẩu về Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành.

b) Các mặt hàng lúa gạo và lá thuốc lá chưa chế biến có xuất xứ từ Campuchia do các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu về Việt Nam để tái xuất đi các thị trường khác thực hiện theo cơ chế tạm nhập tái xuất của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các Hiệp định khu vực, quốc tế mà hai bên tham gia ký kết.

Điều 6. Tổ chức thực hiện

1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.

2. Đối với các tờ khai hải quan của các mặt hàng nêu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này đăng ký từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 đến trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, nếu đáp ứng đủ điều kiện được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định tại Nghị định này và đã nộp thuế theo mức thuế suất cao hơn thì được cơ quan hải quan xử lý tiền thuế nộp thừa theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

(24/7 Working Hours: 

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 134/2016/NĐ-CP NGÀY 01/09/2016 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT THUẾ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

     


    Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 134/2016/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 9 NĂM 2016 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 06 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, bổ sung khoản 3 Điều 3 như sau:

“Điều 3. Áp dụng thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo quy định tại Điều 5, Điều 6 và Điều 7 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Việc áp dụng thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Áp dụng thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, nhập khẩu tại chỗ

a) Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu quy định tại Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan (sau đây gọi là Nghị định số 122/2016/NĐ-CP), Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP và Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP (sau đây gọi là Nghị định số 57/2020/NĐ-CP) và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

b) Hàng hóa nhập khẩu tại chỗ (trừ hàng hóa nhập khẩu tại chỗ từ khu phi thuế quan quy định tại điểm c khoản này) áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Nghị định số 125/2017/NĐ-CP, Nghị định số 57/2020/NĐ-CP và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

c) Hàng hóa đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam nhập khẩu tại chỗ từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước; hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không đáp ứng các điều kiện để hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nhập khẩu tại chỗ từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước, áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Nghị định số 125/2017/NĐ-CP, Nghị định số 57/2020/NĐ-CP và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

Hàng hóa đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam nhập khẩu tại chỗ từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước và đáp ứng các điều kiện khác để hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt; hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan đáp ứng các điều kiện để hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nhập khẩu tại chỗ từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước, áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định tại các Nghị định của Chính phủ về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc và không đáp ứng các điều kiện để được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nhập khẩu tại chỗ từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu thông thường theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định việc áp dụng thuế suất thông thường đối với hàng hóa nhập khẩu.

d) Hàng hóa nhập khẩu tại chỗ thuộc Danh mục hàng hóa áp dụng hạn ngạch thuế quan thực hiện theo quy định về Danh mục hàng hóa và mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng áp dụng hạn ngạch thuế quan quy định tại Nghị định số 125/2017/NĐ-CP, Nghị định số 57/2020/NĐ-CP và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).”

2. Khoản 3, khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 5. Miễn thuế đối với hàng hóa của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ

3. Ngoài các mặt hàng quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, đối tượng quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này được nhập khẩu miễn thuế các hàng hóa cần thiết khác để phục vụ cho nhu cầu công tác. Chủng loại và định lượng hàng hóa nhập khẩu miễn thuế thực hiện theo xác nhận của Bộ Ngoại giao.

6. Hồ sơ miễn thuế

a) Hồ sơ hải quan theo quy định của pháp luật hải quan, trừ trường hợp mua hàng miễn thuế tại cửa hàng miễn thuế;

b) Sổ định mức miễn thuế theo quy định tại khoản 8 Điều này: 01 bản chụp, trừ trường hợp Sổ định mức miễn thuế đã được cập nhật vào Cổng thông tin một cửa quốc gia;

c) Giấy tờ chứng minh đã hoàn thành việc tái xuất hoặc tiêu hủy hoặc chuyển nhượng đối với các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này: 01 bản chụp;

d) Văn bản xác nhận của Bộ Ngoại giao đối với trường hợp nhập khẩu hàng hóa quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này: 01 bản chụp;

đ) Quyết định miễn thuế của Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp nhập khẩu hàng hóa quy định tại khoản 4 Điều này: 01 bản chụp.

7. Thủ tục miễn thuế: Thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định này.

a) Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này: Tổ chức nước ngoài có văn bản đề nghị gửi Bộ Ngoại giao theo Mẫu số 02a Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Bộ Ngoại giao có văn bản xác nhận theo Mẫu số 02b Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này hoặc có văn bản từ chối (nêu rõ lý do từ chối). Cơ quan hải quan căn cứ hồ sơ theo quy định tại khoản 6 Điều này để thực hiện miễn thuế.

b) Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này: Tổ chức, cá nhân nước ngoài có văn bản theo Mẫu số 02c Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này gửi Bộ Ngoại giao đề nghị xác nhận chủng loại và định lượng hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Bộ Ngoại giao có văn bản xác nhận theo Mẫu số 02d Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này hoặc có văn bản từ chối (nêu rõ lý do từ chối). Cơ quan hải quan căn cứ hồ sơ theo quy định tại khoản 6 Điều này để thực hiện miễn thuế.

c) Đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này

Tổ chức, cá nhân nước ngoài có văn bản theo Mẫu số 02e Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này gửi Bộ Tài chính. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Bộ Tài chính thống nhất với Bộ Ngoại giao về chủng loại và định lượng hàng hóa miễn thuế nhập khẩu theo điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam với tổ chức phi chính phủ nước ngoài.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định chủng loại và định lượng hàng hóa miễn thuế. Thủ tướng Chính phủ xem xét và có Quyết định miễn thuế nhập khẩu theo Mẫu số 02g Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này cho tổ chức, cá nhân nước ngoài. Cơ quan Hải quan căn cứ hồ sơ theo quy định tại khoản 6 Điều này để thực hiện miễn thuế.

Cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục hải quan thực hiện theo dõi việc xuất khẩu, nhập khẩu sử dụng định mức miễn thuế bằng phương thức điện tử. Trường hợp chưa thực hiện theo dõi định mức miễn thuế bằng phương thức điện tử, người nộp thuế có trách nhiệm nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính Sổ định mức miễn thuế để đối chiếu, trừ lùi.

8. Thủ tục cấp Sổ định mức miễn thuế hoặc bổ sung định lượng hàng hóa vào Sổ định mức miễn thuế

a) Hồ sơ đề nghị đối với cơ quan, tổ chức:

Văn bản đề nghị cấp Sổ định mức miễn thuế hoặc bổ sung định lượng hàng hóa vào Sổ định mức miễn thuế theo Mẫu số 01 hoặc Mẫu số 01a Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;

Văn bản thông báo về việc thành lập cơ quan đại diện tại Việt Nam khi cấp Sổ định mức miễn thuế lần đầu: 01 bản chụp;

Giấy tờ chứng minh đã hoàn thành việc tái xuất khẩu hoặc tiêu hủy hoặc chuyển nhượng trong trường hợp đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này đề nghị cấp bổ sung định lượng xe ô tô, xe gắn máy vào Sổ định mức miễn thuế: 01 bản chụp;

Điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam với tổ chức phi chính phủ nước ngoài có quy định cụ thể chủng loại và định lượng hàng hóa miễn thuế: 01 bản chụp;

Quyết định miễn thuế của Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp Điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam với tổ chức phi chính phủ nước ngoài không quy định cụ thể chủng loại và định lượng hàng hóa miễn thuế (đối với đối tượng quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều này): 01 bản chụp.

b) Hồ sơ đề nghị đối với cá nhân:

Văn bản đề nghị cấp Sổ định mức miễn thuế hoặc bổ sung định lượng hàng hóa vào Sổ định mức miễn thuế theo Mẫu số 02 hoặc Mẫu số 02i Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;

Chứng minh thư do Bộ Ngoại giao cấp đối với đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này: 01 bản chụp;

Giấy tờ chứng minh đã hoàn thành việc tái xuất khẩu hoặc tiêu hủy hoặc chuyển nhượng trong trường hợp đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này đề nghị cấp bổ sung định lượng xe ô tô, xe gắn máy vào Sổ định mức miễn thuế: 01 bản chụp.

Giấy phép lao động hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với thành viên của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ (đối với đối tượng quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều này): 01 bản chụp;

Điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam với tổ chức phi chính phủ nước ngoài có quy định cụ thể chủng loại và định lượng hàng hóa miễn thuế: 01 bản chụp;

Quyết định miễn thuế của Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam với tổ chức phi chính phủ nước ngoài không quy định cụ thể chủng loại và định lượng hàng hóa miễn thuế (đối với đối tượng quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều này): 01 bản chụp.

c) Thẩm quyền cấp Sổ định mức miễn thuế hoặc bổ sung định lượng hàng hóa vào Sổ định mức miễn thuế

Cục Lễ tân Nhà nước thuộc Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan được Bộ Ngoại giao ủy quyền thực hiện cấp Sổ định mức miễn thuế theo Mẫu số 02h1 hoặc Mẫu số 02h2 hoặc Mẫu số 02h3 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này cho các tổ chức, cá nhân quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Cục Hải quan tỉnh, thành phố) nơi đóng trụ sở của cơ quan, tổ chức quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều này thực hiện cấp Sổ định mức miễn thuế theo Mẫu số 02h4 hoặc Mẫu số 02h5 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này cho các tổ chức, cá nhân quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều này trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Bộ Ngoại giao tiếp tục theo dõi và cấp Sổ định mức miễn thuế đối với các đối tượng ưu đãi miễn trừ quy định tại điểm c khoản 1 Điều này đã được Bộ Ngoại giao cấp Sổ định mức miễn thuế trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực.

Sau khi cấp Sổ định mức miễn thuế, cơ quan cấp Sổ định mức quy định tại điểm này cập nhật thông tin của Sổ định mức miễn thuế cho Tổng cục Hải quan thông qua cổng thông tin một cửa quốc gia.”

...    (24/7 Working Hours: 

Thứ Bảy, 20 tháng 5, 2023

CÔNG VĂN SỐ 5371/TCHQ-TXNK NGÀY 12/11/2021 CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN V/V HƯỚNG DẪN THAM VẤN TRỊ GIÁ HẢI QUAN

 


Công văn số 5371/TCHQ-TXNK ngày 12/11/2021 được Intertrans cập nhật tại đây.

(24/7 Working Hours: )

VIỆC BAN HÀNH BẢNG MÃ LOẠI HÌNH XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

 


Quyết định về việc ban hành bảng mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn sử dụng

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH BẢNG MÃ LOẠI HÌNH XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN

Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014;

Căn cứ Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg ngày 17/12/2015 của Thủ tướng Chính Phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;

Căn cứ Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về Hải quan,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bảng mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn sử dụng.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/6/2021 và thay thế công văn số 2765/TCHQ-GSQL ngày 01/04/2015 của Tổng cục Hải quan về mã loại hình XNK trên hệ thống VNACCS.

Điều 3. Điều khoản chuyển tiếp

1. Đối với các tờ khai hải quan đã đăng ký theo loại hình tương ứng trước ngày Quyết định này có hiệu lực, nếu có thay đổi mục đích sử dụng, đăng ký tờ khai hải quan theo loại hình xuất khẩu, nhập khẩu mới thì sử dụng mã loại hình theo quy định tại Quyết định này kể từ thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới.

2. Đối với các mã loại hình đã được quy định tại Quyết định này nhưng thủ tục hải quan chưa được quy định cụ thể tại các Nghị định của Chính phủ và Thông tư của Bộ Tài chính thì chưa thực hiện cho đến khi có quy định cụ thể.

Điều 4. Tổ chức thực hiện:

1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

2. Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo các Chi cục Hải quan trực thuộc thông báo công khai Quyết định này tại các địa điểm làm thủ tục hải quan để người khai hải quan biết, thực hiện.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tổng hợp, báo cáo về Tổng cục Hải quan (qua Cục Giám sát quản lý về Hải quan) để được hướng dẫn thực hiện./.

 

(24/7 Working Hours: 

CƯỚC VẬN TẢI BIỂN VẪN CHƯA HẠ NHIỆT

 

    Sau khi các hãng tàu CMA CGM và Hapag Lloyd đồng loạt tuyên bố về việc ngừng tăng cước giao ngay (spot rate) và đầu tháng 9 vừa qua, đã có những dự báo về việc cước vận tải biển có thể sắp đạt đỉnh. Tiếp đó, vào đầu tháng 10-2021, khi giá cước vận chuyển container tuyến Trung Quốc – Mỹ giảm, sự kỳ vọng rằng giá cước sẽ sớm hạ nhiệt đã nhen nhóm trong cộng đồng các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa. Thế nhưng…


Zalo

Cước vận tải biển chưa hạ nhiệt

Vào cuối tháng 10 vừa qua, tạp chí American Shipper cho biết chỉ số S&P Global Platts đo lường cước vận chuyển của tuyến hàng hải Bắc Á – bờ Tây Mỹ trong tuần lễ cuối tháng 10 ở mức 8.400 đô la Mỹ/FEU, dù giảm nhẹ so với con số 9.000 đô la Mỹ/FEU vào đầu tháng, nhưng vẫn ở mức rất cao.

Chỉ số tương tự đo lường mức cước tuyến Bắc Á – bờ Đông Mỹ cũng giảm, nhưng mức giảm còn hạn chế hơn, từ 10.000 đô la Mỹ/FEU xuống 9.950 đô la Mỹ/FEU. S&P Global Platts là chỉ số cước không bao gồm các phí đảm bảo đặc biệt (premium charge), là loại phí đảm bảo khách hàng sẽ có container để đóng hàng và chỗ trên tàu để xuất hàng.

Giải thích về hiện tượng tăng giảm cước trong thời gian qua, ông George Griffiths, đại diện của Platts cho rằng mức cước giảm vào hồi đầu tháng 10 là do ảnh hưởng từ tuần lễ Vàng ở Trung Quốc, và cước vận tải biển hiện vẫn ở khá cao chứ chưa hạ nhiệt là do nhu cầu vận chuyển vẫn đang ở mức cao. 

Zalo

Trong khi đó, với chỉ số Freightos Baltic Daily (FBX) – vốn là một chỉ số bao gồm các loại phí đảm bảo – thì thị trường cước tuyến đi bờ Tây Bắc Mỹ đã diễn biến tương tự với chỉ số S&P Global Platts, sau khi giảm xuống mức thấp nhất từ đầu tháng 8-2021 là 13.025 đô la Mỹ/FEU vào ngày 8-10-2021, chỉ số này đã bật lên lại nhanh chóng và đến ngày 28-10, đạt gần 19.500 đô la Mỹ/FEU, gần chạm mức đỉnh của chỉ số này được ghi nhận vào hồi giữa tháng 9 năm nay (20.486 đô la Mỹ/FEU), và cao hơn gấp 5 lần chỉ số ghi nhận cùng kỳ năm ngoái.

Các chỉ số FBX và S&P Global Platts đều đã chỉ ra một hiện tượng chung, rằng cho dù không còn ở mức cao như trong giai đoạn đạt đỉnh, nhưng cước vận tải biển không thể được xem là đã hạ nhiệt do vẫn ở các con số rất gần với mức đỉnh. Platts thậm chí còn dự đoán, cước vận chuyển trong tháng 11 sẽ còn tăng, do các nhà nhập khẩu Mỹ tăng cường nhập thêm hàng để bổ sung vào lượng hàng tồn kho.

Zalo

Khó khăn chồng chất lên nhóm chủ hàng nhỏ

    Cước vận tải biển chưa hạ nhiệt là khó khăn mà các chủ hàng phải gánh chịu, nhưng không phải chủ hàng nào cũng cảm nhận khó khăn này như nhau.

Vào giữa tháng 10, hãng tư vấn Sea-Intelligence của Đan Mạch đã phân tích về việc chi phí vận tải container đang giáng đòn rất mạnh vào các chủ hàng nhỏ, qua đó giải thích lý do tại sao rất nhiều nhà xuất khẩu có thể lâm vào tình trạng phá sản vì câu chuyện giá cước vận chuyển trong năm 2021.

Sea-Intelligence cho biết chênh lệch giá cước mà các chủ hàng nhỏ chi trả cho mức cước giao ngay với mức cước theo hợp đồng (contract rate) mà các chủ hàng lớn phải chi trả đã ngày càng được nới rộng, vào tháng 6-2021, khoảng cách giữa hai mức cước là 10.000 đô la Mỹ/FEU nhưng đến giữa tháng 10 thì đã tăng gấp đôi, lên mức 20.000 đô la Mỹ/FEU.

Zalo

Lấy ví dụ về một đơn hàng trị giá 25.000 đô la Mỹ xuất khẩu trong một container 40 feet, thì với các chủ hàng lớn, tỷ lệ chi phí vận chuyển so với giá trị hàng hóa của lô hàng ở thời điểm trước đại dịch Covid-19 là 5%, hiện nay tỷ lệ này là 18%. Nhưng với các chủ hàng nhỏ, các tỷ lệ tương ứng là 7% và 62%. Sea-Intelligence cho biết với ví dụ này, lợi nhuận mà chủ hàng lớn thu được là 0, và chủ hàng nhỏ sẽ bị lỗ ròng 10.000 đô la Mỹ.

Hãng tư vấn từ Đan Mạch kết luận rằng cuộc khủng hoảng cước vận tải biển sẽ làm thay đổi năng lực cạnh tranh giữa các chủ hàng, và điều này cũng có nghĩa rằng khủng hoảng là cơ hội để một số chủ hàng định vị năng lực cạnh tranh của chính mình.

Zalo

Trong một bài phỏng vấn trên Freightwaves vào đầu tháng 8 năm nay, chuyên gia vận tải biển Lars Jensen cũng đã nhấn mạnh đến khía cạnh này khi cho rằng khủng hoảng cước vận chuyển thực ra lại là một cơ hội chiến lược cho các chủ hàng lớn, họ có thể tự gặm nhấm phần lợi nhuận phải hy sinh và không tăng giá bán lẻ, vì các doanh nghiệp này còn đủ dư địa để hấp thụ bất lợi này trong khi các đối thủ cạnh tranh của họ thì không.

Cước vận tải biển tăng phi mã đã là một chủ đề nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các chủ hàng Việt Nam từ cuối năm 2020, nhưng dường như không nhiều doanh nghiệp xem cuộc khủng hoảng này là một cơ hội.

Theo thesaigontimes.vn

THÔNG TIN LIÊN HỆ 

INTERTRANS CORPORATION chuyên cung cấp các dịch vụ: Vận Tải Nội Địa Và Quốc Tế, Ủy Thác Xuất Nhập Khẩu, Thủ Tục Hải Quan và sau Hải quan, Dịch Vụ Kho Bãi

Địa chỉ: Số 24, ngõ 192, đường Giáp Bát, Phường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội, Việt Nam
 

Email: sale10@intertrans.com.vn 

Hotline:  Ms.Thu: 098.449.8388

Web: http://www.intertrans.com.vn/