Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2023

KHO CFS LÀ GÌ? VAI TRÒ VÀ QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG KHO CFS

     Bất kỳ Doanh nghiệp nào chuyên xuất nhập khẩu hàng lẻ (LCL) sẽ liên quan đến kho CFS. Trong kho CFS, quy trình xử lý, gom các đơn hàng lẻ sẽ được tiến hành. Để hiểu rõ hơn kho CFS là gì? CFS trong xuất nhập khẩu là gì? Mời Quý Doanh Nghiệp đọc bài viết dưới đây.

Kho CFS là gì?


    CFS viết tắt của Container Freight Station có nghĩa là điểm tập kết hàng container, hiểu nôm na là điểm tập kết và giao hàng lẻ. CFS là hệ thống kho bãi dùng để gom và chia hàng lẻ (LCL) và người khai thác CFS sẽ thu phí vận hành CFS.

Xem thêm: Dịch vụ kho bãi cho thuê, lưu giữ và phân phối hàng hóa

 

Container tại càng biển


CFS trong xuất nhập khẩu là gì?


    Trong xuất nhập khẩu, mỗi chủ hàng có loại hàng, lượng hàng khác nhau và không đủ đóng vào 1 container (FCL) nên CFS ra đời để khai thác đóng các hàng khác nhau của nhiều chủ hàng vào cùng container đối với xuất khẩu. Với hàng nhập khẩu thì CFS sẽ làm nhiệm vụ chia tách các loại hàng từ container ra kho để chủ hàng làm thủ tục lấy hàng. CFS là trung gian xử lý hàng lẻ giúp Doanh Nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời cũng là giải pháp giúp cho việc phân phối và luân chuyển hàng hoá được hiệu quả hơn.


CFS lưu thông loại hàng hoá gì?


- Giống như kho ngoại quan, kho CFS cho phép lưu trữ đa dạng hoá các loại hàng trừ các mặt hàng nhái, hàng giả, hàng nguy hiểm và pháp luật cấm.

- Theo thủ tục, hàng hoá trong kho CFS sẽ chia ra 2 loại sau:

- Hàng nhập khẩu chưa làm thủ tục thông quan.

- Hàng xuất khẩu đã thông quan hoặc đăng ký xong tờ khai, sau đó đưa vào kho CFS để hải quan tiến hành kiểm hoá.


Thời hạn lưu kho CFS


    Theo quy định của Hải Quan, thời hạn tối đa để hàng hoá của Doanh Nghiệp xuất nhập khẩu lưu trong kho CFS là 90 ngày. Nếu muốn gia hạn thêm 90 ngày tiếp theo, Doanh Nghiệp cần làm bản tường trình ghi rõ lý do phù hợp để Hải Quan đồng ý. Doanh Nghiệp chỉ được phép gia hạn 1 lần duy nhất.

    Trường hợp trong thời gian quá hạn mà vẫn không có ai đến nhận thì Hải Quan sẽ tiến hành thông báo công khai thanh lý. Trong 60 ngày kể từ ngày thông báo quá hạn này, nếu Chủ hàng đến nhận thì vẫn được quyền làm thủ tục và lấy hàng theo khung phạt quy định. Trường hợp cuối cùng, Hải Quan sẽ tiến hành thanh lý lô hàng và giải phóng kho.

Xem thêm: Dịch vụ Hải quan giá rẻ nhanh chóng, đảm bảo, uy tín 

 

Kho CFS Chùa Vẽ


Cách hoạt động và dịch vụ của CFS


- Đóng gói, sắp xếp, ghép các loại hàng xuất khẩu vào container

- Chia tách, ghép hàng quá cảnh hoặc trung chuyển với nhau hoặc với container hàng xuất khẩu

- Tách và phân loại hàng nhập khẩu trong container ra ngoài để làm thủ tục thông quan

- Chuyển quyền sở hữu trong kho

- Phối hợp với Hải Quan để kiếm hoá cho lô hàng nếu có


Quy trình lấy hàng tại CFS đối với hàng nhập


B1: Bộ chứng từ

- Giấy uỷ quyền của chủ hàng (2 bản)

- Vận đơn (BL) (1 bộ)

- Manifest (1 bản)

B2: Tiến hành thủ tục thông quan

- CFS cập nhật ngày tàu đến cảng cho bên chủ hàng biết

- Trong 1 ngày với đầy đủ hồ sơ, CFS sẽ đưa container về kho để khai thác

- CFS đăng ký thời gian khai thác với cơ quan Hải Quan và bên Chủ hàng hoặc bên đại diện của chủ hàng để các bên phối hợp với nhau khai thác nhanh nhất

B3: Đưa hàng từ cảng về kho

- CFS cần kiểm tra kỹ số container, số chì, tình trạng container có nguyên vẹn hay không. Nếu có bất thường như méo, thủng… cần báo ngay cho Chủ hàng, hãng tàu và các bên liên quan để giám định và lập biên bản hiện trường

- CFS chỉ nhận container khi các bên xác nhận đồng ý và thống nhất

B4: Đưa hàng vào kho CFS

- CFS sắp xếp thời gian hợp lý để các bên Hải Quan, kiểm định, chủ hàng bàn giao chứng từ và tiến hành phá chì, khai thác hàng

- Trước khi phá chì các bên cần phải kiểm tra lại tình trạng container còn nguyên vẹn không, số cont và số chì có chuẩn không

- Trong quá trình khai thác nếu thấy hàng hoá bất thường, không nguyên đai, nguyên kiện hoặc bị tổn thất thì cẩn dừng lại và báo các bên lập biên bản, giám định và xác định tổn thất trước khi tiếp tục tiến hành khai thác.

- Phí lưu kho CFS được tính theo thoả thuận giữa chủ kho CFS với chủ hàng. Thường phí kho CFS được quy định chung theo mặt hàng, theo khối lượng (m3) hoặc theo trọng lượng (kg)

Xem thêm dịch vụ vận chuyển hàng quốc tế chuyên nghiệp: https://www.intertrans.com.vn/dich-vu-van-chuyen-hang-quoc-te

Một góc kho gon hàng lẻ CFS nhìn từ bên ngoài


Quy trình làm hàng tại CFS đối với hàng xuất


B1: Xác nhận booking

Các thông tin cần thiết để đưa lô hàng vào kho CFS

- Thông tin chủ hàng: Tên, địa chỉ, MST

- Người giao dịch trực tiếp cùng số điện thoại

- Cảng dỡ hàng và nơi giao hàng

- Tổng số kiện, cân và số lượng hàng

- Đơn hàng và số hiệu từng mặt hàng, loại hàng

- Hãng tàu, tên tàu, số hiệu chuyến tàu

- Thời gian xếp hàng (Loading time)

- Thời gian cắt mắng (Closing time)

- Thời gian tàu chạy (ETD)

B2: Liên lạc với chủ hàng để nắm được thời gian hàng về kho CFS

B3: Giao hàng

- CFS có quy định thời gian cắt hàng, vì thế chủ hàng phải giao đến kho trước thời gian này cùng với tờ khai

- Khi nhận hàng bên CFS sẽ sắp xếp lại theo hướng dẫn của bên chủ hàng. Hoặc chủ hàng đã đóng sẵn hàng hoá gọn gàng theo kiện hoặc pallet.

- CFS lập chứng từ giao nhận cho bên giao hàng và lấy chữ ký của 2 bên làm bằng chứng đã nhận hàng.

- Để CFS quản lý và giám sát hàng tại kho, chủ hàng hoặc bên giao hàng yêu cầu đưa tờ khai, packing list, giấy uỷ quyền nếu có.

B4: Đóng hàng

Trong trường hợp bên chủ hàng cần CFS đóng lại hàng thì phải có hướng dẫn hoặc cử người đại diện xuống hướng dẫn

B5: Chuẩn bị container

- Chủ hàng hoặc bên thuê kho xác nhận booking với hãng tàu

- Bên CFS sẽ làm việc trực tiếp với hãng tàu để chắc chắn rằng vỏ cont tốt và sẵn sàng

B6: Hải Quan kiểm hoá

- Sau khi hoàn tất giấy tờ thủ tục Hải Quan, chủ hàng cần giao hồ sơ cho CFS đúng thời hạn

- Khi đầy đủ hồ sơ, CFS sẽ phối hợp với Hải Quan để kiểm hoá và ghép hàng.

- Cuối cùng CFS sẽ bàn giao tờ khai cho Hãng tàu

B7: Giám sát

CFS có vai trò và trách nhiệm từ khâu nhận hàng, lưu giữ, đóng hàng vào container và xuất lên tàu theo yêu cầu của Chủ hàng

Xem thêm: Chi phí gửi hàng đi campuchia


Ưu nhược điểm khi sử dụng kho CFS


Ưu điểm:

- Thuận lợi nhất của CFS là việc gom, tách được nhiều lô hàng trong cùng container. Ví thế, nếu doanh nghiệp cần xuất hoặc nhập nhiều lô hàng lẻ thì sẽ rất phù hợp, tiết kiệm chi phí so với việc phải đi cả nguyên container (FCL)

- CFS sẽ thay Doanh nghiệp thu xếp các việc như giao nhận hàng, đóng hàng, cho hàng vào container, làm việc với Hải Quan, hãng tàu.

Nhược điểm:

- CFS quy định thời gian lưu trữ cũng như thời gian nhận hàng. Doanh Nghiệp cần phải bố trí sắp xếp hợp lý.

- Phát sinh thêm chi phí của CFS như phí giám sát.

- Hàng hoá được bốc dỡ nhiều lần, dễ gây tổn thất và hư hỏng

    Trên đây là chia sẻ thực tế từ Intertrans đối với kho CFS. Chúng tôi có hệ thống văn phòng và nhân viên luôn sẵn sàng phục vụ tại các cảng lớn như Nội Bài, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh. Quý khách có nhu cầu dịch vụ vui lòng gọi Ms.Thu-Intertrans: 098.449.8388

 

CPT LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CPT - INTERTRANS

    Trong Incoterms 2010, có điều kiện CPT nhưng ít khi chúng ta nghe thấy so với các điều kiện phổ biến khác là FOB, CFR, CIF. Hiện nay, điều kiện giao hàng CPT đang dần được sử dụng phổ biến. Mời Quý Doanh Nghiệp cùng Intertrans tìm hiểu CPT là gì, giá CPT như nào qua bài viết sau đây.

 

Sơ đồ các điều kiện Incoterms trong đó có điều kiện CPT


CPT là gì?


    CPT viết tắt của cụm từ Tiếng Anh: Carriage paid to, hiểu là cước phí được trả tới; tức là phí vận chuyển được trả tới tận địa điểm mà người bán và người mua thống nhất trên hợp đồng. Điều kiện CPT là một trong các điều kiện của Incoterms. Giá CPT là giá mà bên bán phải vận chuyển và thanh toán tới điểm đến mà bên mua đã chỉ định. Bên mua chịu phí bảo hiểm còn bên bán tất nhiên phải chịu cước vận tải. Rủi ro về hàng hoá được chuyển sang cho bên mua khi hàng được xếp lên cho bên vận tải đầu tiên. Tức là dù cho bên bán phải thu xếp và chịu phí vận tải trong suốt hành trình giao đến điểm người mua yêu cầu, nhưng rủi ro trong suốt quá trình đó do người mua chịu. Người mua được khuyến khích mua bảo hiểm cho lô hàng ngay sau khi người bán thông báo hàng đã sẵn sàng vận chuyển.

    Điều kiện giao hàng CPT được áp dụng trên nhiều phương thức vận tải, gồm cả vận tải đa phương thức.

    Cần phải rõ ràng rằng với điều kiện CPT có 2 điểm chuyển giao hàng hoá nên cần quy định càng rõ càng tốt trong hợp đồng. Điểm thứ nhất là khi người bán đưa hàng lên phương tiện vận chuyển và điểm thứ 2 là đỡ hàng tại điểm của người mua. Nếu đơn vị vận tải tham gia chuyển hàng đến nơi quy định và hai bên không thoả thuận về điểm giao hàng cụ thể thì rủi ro sẽ được chuyển ngay khi hàng được giao cho bên vận tải và địa điểm thì do người bán chọn và người mua không kiểm soát được. Vậy, nếu 2 bên muốn rủi ro được chuyển tại nơi cụ thể thì phải ghi trong hợp đồng rõ ràng. Ví dụ như chuyển rủi ro tại cảng biển, sân bay nào đó.

    Hai bên cũng cần nêu rõ địa điểm đích mà hàng hoá sẽ đến vì các chi phí để vận chuyển hàng đến điểm đó là do người bán chịu. Người bán phải ký hợp đồng vận tải đến tận điểm này. Nếu hợp đồng có bao gồm cả chi phí dỡ hàng tại địa điểm đích của người mua thì trong giá CPT người bán sẽ chịu, còn không thì người mua sẽ thu xếp việc dỡ hàng tại nơi của mình.

    Trong vấn đề thông quan xuất/nhập khẩu thì điều kiện giao hàng CPT quy định người bán phải làm thủ tục xuất khẩu lô hàng. Khi sang đến quốc gia của người mua hoặc quá cảnh tại nước thứ 3 thì người bán không có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu, không phải trả các chi phí hải quan, thuế tại nước đó.

Xem thêm: Công ty vận chuyển và gửi hàng quốc tế

 

Mô hình thể hiện điều kiện giao hàng CPT


Nghĩa vụ và trách nhiệm của 2 bên trong điều kiện CPT


Người bán


- Chuẩn bị hàng hoá, bao bì, đóng gói, quy cách theo như đơn đặt hàng và hợp đồng quy định

- Chuẩn bị hợp đồng, hoá đơn và các chứng từ của lô hàng phục vụ cho việc xuất nhập khẩu. Các loại giấy giờ này có thể dạng bản gốc để chuyển phát nhanh hoặc điện tử/scan và gửi qua internet.

- Giao hàng hoá cho người bán như thoả thuận, tại điểm chuyển rủi ro giữa 2 bên và điểm nhận hàng của người bán. 

- Ký hợp đồng vận tải để chuyển hàng đến địa điểm theo quy định trên hợp đồng ngoại

- Cung cấp thông tin để người mua mua bảo hiểm nếu cần.

- Chuẩn bị và cung cấp chứng từ giao hàng

- Thông quan xuất khẩu và chịu chi phí giấy phép, thủ tục thông quan tại phía mình.

- Thu xếp vận tải tại điểm 2 bên quy định đến điểm đích mà người mua quy định.

- Thu xếp vận tải và chịu rủi ro để đưa hàng đến điểm chuyển giao hàng đầu tiên mà hai bên quy định

- Chịu các chi phí bốc xếp trong quá trình vận chuyển và kể cả tại điểm người mua nhận hàng nếu có quy định trong hợp đồng.

- Cung cấp đầy đủ thông tin và giấy tờ để người mua làm thủ tục nhập khẩu và nhận hàng. 

- Liên tục cập nhật thông báo cho người mua về tình trạng lô hàng.

Xem thêm: Chi phí gửi hàng đi campuchia mới nhất


Giá CPT trong các điều kiện gái của Incoterms


Người mua


- Thanh toán tiền hàng theo giá CPT trên hợp đồng ngoại thương

- Chịu rủi ro và chi phí nhập khẩu và thông quan lô hàng tại cảng nước mình.

- Mua bảo hiểm cho lô hàng nếu muốn ngay khi hàng được người bán chuyển cho bên vận chuyển tại địa điểm đầu tiên mà hai bên quy định.

- Chịu rủi ro đối với lô hàng từ khi hàng được chuyển sang cho bên vận chuyển tại điểm đầu tiên.

- Phối hợp với bên vận tải để nhận hàng đúng lịch trình, tránh phát sinh lưu xe

- Thu xếp và chịu chi phí dỡ hàng tại điểm nhận hàng nếu không quy định người bán phải chịu trong hợp đồng thương mại

Xem thêm: Mua hàng nước ngoài vận chuyển về Việt Nam như thế nào


Chuyển giao hàng lên xe vận tải tại địa điểm 2 bên quy định

    Trên đây là những chia sẻ của Chúng tôi về điều kiện giao hàng CPT, rất hy vọng Quý Doanh Nghiệp đã nắm rõ CPT là gì. Là đơn vị vận tải với 15 năm kinh nghiệm, Intertrans sẵn sàng tư vấn và hợp tác với Quý Khách trong mọi lĩnh vực và ngành nghề xuất nhập khẩu. Quý khách cần tư vấn vui lòng liên hệ: Ms.Thu-Intertrans: 098.449.8388

 

CÁC LOẠI PHÍ VÀ PHỤ PHÍ TRONG VẬN TẢI BIỂN - INTERTRANS

 

    Vận tải đường biển chiếm tỷ trọng đến 80% lượng hàng hoá thông thương toàn cầu. Vận tải đường biển đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu và logistics. Mời Quý Doanh Nghiệp cùng Intertrans tìm hiểu các loại phí trong logistics nói chung cũng như các loại phụ phí trong vận tải biển nói riêng. Các phụ phí đường biển gồm những gì? Các loại phí nhập khẩu đường biển gồm những gì?

    Vận tải đường biển chiếm tỷ trọng đến 80% lượng hàng hoá thông thương toàn cầu. Vận tải đường biển đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu và logistics. Mời Quý Doanh Nghiệp cùng Intertrans tìm hiểu các loại phí trong logistics nói chung cũng như các loại phụ phí trong vận tải biển nói riêng. Các phụ phí đường biển gồm những gì? Các loại phí nhập khẩu đường biển gồm những gì?

    Bài viết này đặc biệt dành cho những công ty mới thành lập và công ty chuẩn bị xuất nhập khẩu lô hàng đầu tiên trong hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế của mình. Bài viết này còn dành cho những bạn mới làm trong lĩnh vực logistics, đặc biệt là các vị trí sales, operation hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển. Các bạn sales cần nắm rõ các loại phí trong logistics nói chung, các phụ phí đường biển nói riêng và cụ thể hơn nữa như các loại phí nhập khẩu đường biển thì như nào.


Các loại phụ phí trong vận tải biển


Cùng tìm hiểu các loại phí và các loại phụ phí trong vận tải biển


1. Cước biển 

Tiếng Anh: O/F là viết tắt của Ocean Freight có nghĩa là cước đường biển. Đây là loại phí chính để thuê hãng tàu chở hàng từ cảng xuất khẩu đến cảng nhập khẩu

2. Phí chứng từ

Tiếng Anh: Documentation fee; là các loại phí mà Hãng tàu hay Forwarder thu khi phát hành BL (Bill of Lading) là vận đơn đường biển hoặc AB (Airway Bill) là vận đơn đường không khi xuất khẩu. Ngoài ra còn các giấy tờ khác phục vụ cho lô hàng đó. Đối với hàng nhập thì người nhận hàng đến Hãng tàu / Forwarder để lấy lệnh giao hàng DO (Delivery Order) để xuất trình cho kho hàng CFS (Container Freight Station) khi nhập hàng lẻ LCL (Less than Container Load) hoặc làm phiếu EIR (Equipment Interchange Receipt) đối với hàng nguyên công FCL (Full Container Load)

3. Phí THC

Tiếng Anh: Terminal Handling Charge; phụ phí xếp dỡ tại cảng được tính trên mỗi container. Phí này được tính khác nhau dựa vào container 20’ và 40’. THC hãng tàu thu thêm để bù cho phí khai thác container tại cảng như: Xếp dỡ, tập kết, lưu chuyển ra cầu tàu… Phí này thực ra là của cảng quy định, hãng tàu chỉ thu hộ do chủ hàng book container với hãng tàu.

Xem thêm: Quy trình xếp hàng hóa container 

4. Phí CFS

Tiếng Anh: Container Freight Station fee; là phí kho hàng lẻ CFS thu phục vụ cho xử lý các lô hàng lẻ xuất nhập khẩu.

5. Phí CIC

Tiếng Anh: Container Imbalance Charge; đây là phụ phí chuyển vỏ container rỗng. Phí này hãng tàu thu để bù đắp chi phí chuyển container rỗng từ cảng thừa đến cảng đang thiếu.

6.Phí EBS

Tiếng Anh: Emergency Bunker Surcharge; phụ phí xăng dầu đi tuyến châu Á để bù đắp chi phí hụt do biến động giá xăng dầu trên thế giới. EBS là phí thuộc hãng tàu, không phải phí địa phương Local Charge.

7. Phí Handling

Tiếng Anh: Handling fee; đây là phí đại lý theo dõi quá trình vận chuyển, giao nhận và khai báo Manifest với hải quan trước khi tàu đến cảng dỡ hàng. 

8. Phí BAF

Tiếng Anh: Bunker Adjustment Factor; khoản phụ phí (ngoài cước biển) hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu

9. Phí CAF

Tiếng Anh: Currency Adjustment Factor; phụ phí phát sinh khi tỷ giá hối đoái thay đổi. Hãng tàu sẽ thu phí này ngoài cước biển

10. Phí COD

Tiếng Anh: Change of Destination; đây là phụ phí trong trường hợp chủ hàng muốn đổi cảng đích; khi đó sẽ phát sinh phí xếp dỡ, phí lưu container, lưu bãi…

11. Phí DDC

Tiếng Anh: Destination Delivery Charge; phụ phí khi giao hàng cho người nhận hàng, hãng tàu thu phí này để bù đắp phát sinh khi dỡ hàng khỏi tàu, sắp xếp container trong cảng và ra vào cổng cảng. Phí này được thu xếp và thoả thuận giữa người bán và người mua.

12. Phí ISF

Tiếng Anh: Import Security Kiling; phí an ninh áp dụng khi nhập khẩu vào Mỹ do hải quan và cơ quan bảo vệ biên giới Mỹ quy định.

13. Phí CCF

Tiếng Anh: Cleaning Container Free; phí vệ sinh container người nhập khẩu phải trả, hãng tàu sẽ thu phí này để làm vệ sinh container rỗng sau khi người nhập khẩu rút hàng và trả container rỗng về bãi.

14. ​Phí PCS

Tiếng Anh: Port Congestion Surcharge; phụ phí phát sinh khi có tình trạng tắc nghẽn tại cảng xếp hoặc dỡ hàng. Khi đó cảng sẽ bị ùn tắc làm chậm tàu, phát sinh chi phí cho chủ tàu như phí đỗ tàu, phí cập cảng cũng như duy trì tàu và đội ngũ thuỷ thủ, thuyền trưởng…

15. Phí PSS

Tiếng Anh: Peak Season Surcharge; phí này hãng tàu thu trong mùa cao điểm khi mà container khan hiếm cũng như cước tàu tăng cao. Phí này thường phát sinh trước dịp lễ khi nhu cầu vận chuyển hàng hoá tăng mạnh như chuẩn bị hàng hoá vào Mỹ và châu  u cho dịp Giáng Sinh, Lễ Tạ Ơn hay đón chào năm mới.

16. PhíSCS

Tiếng Anh: Suez Canal Surcharge; kênh đào Suez thu phí này khi tàu vận chuyển qua đây.

17. ​Phí AFR

Tiếng Anh: Advance Filing Rules; chi phí khi khai Manifest điện tử, áp dụng dụng khi nhập khẩu vào Nhật Bản

18. Phí ENS

Tiếng Anh: Entry Summary Declaration; phí khai Manifest tại cảng đích cho lô hàng vào liên hiệp châu  u EU nhằm đảm bảo tiêu chuẩn an ninh cho khu vực này.

19. Phí AMS

Tiếng Anh: Automated Manifest System; phí khai hải quan tự động tại nước nhập khẩu; chủ yếu áp dụng cho Mỹ, Canada, Trung Quốc.

Trên đây là các loại phụ phí trong vận tải biển nói chung, các phụ phí đường biển tại cảng xuất và các loại phí nhập khẩu đường biển. Tiếp đến Intertrans sẽ tổng hợp các loại phí và phụ phí cho lô hàng nhập và hàng xuất

Xem thêm: CIF là gì trong xuất nhập khẩu 


Các loại phí nhập khẩu đường biển


1. Cước biển: O/F (Ocean Freight)

2. Phí THC (Terminal Handling Charge)

3. Phí Handling (Handling fee)

4. Phí D/O (Delivery Order fee)

5. Phí CFS (Container Freight Station fee)

6. Phí CIC (Container Imbalance Charge)

7. CCF (Cleaning Container Fee)


Xếp dỡ container trong bãi cảng


Các phụ phí đường biển hàng xuất


1. O/F (Ocean Freight)

2. Phí THC (Terminal Handling Charge)

3. Phí AMS (Advanced Manifest System fee)

4.  Phí B/L ( Bill of Lading fee)

5. Phí CFS (Container Freight Station fee)

6. Phí EBS (Emergency Bunker Surcharge)

7. ENS ( Entry Summary Declaration)

8. AMS (Automated Manifest System)

9. AFR (Advance Filing Rules)


Container trên tàu Hapag-Lloyd


    Trên đây là tổng hợp của Intertrans về các loại phụ phí trong vận tải biển. Intertrans hiện là công ty logistics chuyên nghiệp các dịch vụ đường biển với 15 năm kinh nghiệm. Quý Khách có nhu cầu book cước đường biển vui lòng liên hệ Ms.Thu-Intertrans: 098.449.8388. Ngoài ra, Chúng tôi cũng cung cấp các dịch vụ làm thủ tục hải quan, vận tải nội địa với đội xe 100 chiếc có mặt trên khắp mọi miền Việt Nam và sang cả LàoCampuchia và các nước lân cận.

    Intertrans luôn sẵn sàng hỗ trợ và hợp tác với Doanh Nghiệp để đưa ra giải pháp xuất nhập khẩu tối ưu nhất.