Thứ Năm, 18 tháng 5, 2023

TRỌNG TẢI LÀ GÌ? PHÂN BIỆT GIỮ TRỌNG TẢI VÀ TẢI TRỌNG

 

    Trong vận tải nói chung, cụm từ trọng tải và tải trọng thường hay bị dùng và hiểu lẫn lộn. Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau, kể cả từ văn bản của các cơ quan ban ngành do cách hiểu 2 từ này là như nhau. 

Chúng ta hay đọc: trọng tải, tải trọng, khối lượng, trọng lượng, tải trọng của xe, tải trọng đường bộ, vượt trọng tải, quá tải hay quá tải trọng, quá trọng tải… Thường khi đọc những từ chúng ta đều nghĩ đến trọng lượng được phép chuyên chở. Vậy thực chất chúng là khái niệm chỉ khối lượng hay trọng lượng? Là 1 đơn vị vận tải đã có 15 năm kinh nghiệm, Intertrans sẽ giúp Quý Khách phân biệt rõ trong bài viết sau đây nhé!


Trọng tải là gì?


    Trong hàng hải Chúng ta nghe rất quen trọng tải của tàu hàng; ví dụ: Tàu ABC trọng tải 10 nghìn tấn cập cảng Cái Lân, Quảng Ninh, tổng công ty Vinashin vừa hạ thuỷ thành công tàu hàng trọng tải 50 nghìn tấn…Trọng tải này là khối lượng hàng hoá, nhiên liệu, nước sạch, nước dằn, vật phẩm tiếp tế, hành khách, và thủy thủ đoàn... mà tàu có thể chở được.

    Theo công ước quốc tế hàng hải định nghĩa trọng tải, Tiếng Anh là: deadweight, là hiệu của tổng khối lượng tàu hàng đủ tải và khối lượng xác tàu. Vậy hiệu số đó là khối lượng hàng hoá lớn nhất mà tàu chở được theo thiết kế. Như vậy trọng tải mang tính lý thuyết và quy định hơn là thực tế. Trọng tải có ý nghĩa trong vấn đề kỹ thuật sản xuất hơn.

    Theo từ điển Tiếng Việt định nghĩa: Trọng tải là khối lượng có thể chở được của phương tiện vận tải, là đúng với công ước hàng hải quốc tế. Theo văn bảo 19/VBHN-BGTVT 19/12/2015 về giao thông đường Bộ cũng sử dụng những cụm từ: trọng tải thiết kế, trọng tải theo thiết kế là hoàn toàn phù hợp. Ví dụ nói trọng tải xe 15 tấn có nghĩa là theo thiết kế, tối đã xe chở được 15 tấn hàng.

    Trọng tải thiết kế còn được dùng khi đi đăng kiểm phương tiện giao thông. Trên chứng nhận đăng kiểm sẽ ghi rõ trọng tải thiết kế quy định của xe đó được cơ quan nhà nước kiểm tra và chứng nhận theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Xe tải sẽ quy định bằng kg hoặc tấn, xe khách quy định số người.

Xem thêm: Điều kiện giao hàng tại mạn tàu


Trạm kiểm soát tải trọng đường bộ


Tải trọng là gì?


    Là khối lượng hàng hoá thực tế mà phương tiện vận tải đang chở. Cần phân biệt rõ từ thực tế và đang chở. Vậy, tải trọng mang tính thực tế hơn là lý thuyết. Tải trọng hiểu là phải có lực thực tế từ hàng hoá/con người đè lên phương tiện vận tải.

Ví dụ: Xe tải Huyndai Intertrans có trọng tải 15 tấn và đang chở hàng hoá ABC có tải trọng 10 tấn. Trong trường hợp này thì tải trọng thực tế nhỏ hơn trọng tải thiết kế. 

    Từ tải trọng thường được dùng nhiều bởi công an giao thông khi kiểm tra xe tải, xe khách lưu thông trên đường. Dựa vào tải trọng, dựa vào loại đường để Công An xem phương tiện vận tải đó có vi phạm quy định an toàn giao thông hay không. Thông thường, tải trọng chỉ cho phép tối đa = trọng tải quy định để đảm bảo an toàn. Đây là thiết kế an toàn nhất mà nhà sản xuất quy định để xe vận hành trơn tru và an toàn. Tuy nhiên trên thực tế những năm trước đây chúng ta thấy có rất nhiều đơn vị chở hàng hoá nặng như sắt thắp, gỗ, bê tông… chở quá trọng tải 2-3 lần. Hiện nay, các quy định đường bộ chặt chẽ, các phương tiện bắt buộc phải chở đúng trọng tải. Trên các quốc lộ chính, các phương tiện vận tải còn phải qua trạm cân và nếu quá trọng tải sẽ bị phạt nặng theo % vượt tải.

    Trong nhiều trường hợp, theo quy định của loại đường thì phương tiện không được phép trọng tải tối đa. Ví dụ: Xe tải Hino của Intertrans có trọng tải 5 tấn, tuy nhiên do chở hàng vào khu vực đường xã chỉ cho phép 3 tấn do có cầu yếu chỉ chịu tải được 3 tấn nên xe chỉ chở được tải trọng 3 tấn cho chuyến hàng đó.

Xem thêm: Công ty vận chuyển hàng Quốc Tế đáng tin cậy


Biển cảnh báo trọng tải toàn bộ cho phép qua cầu

    

    Còn đối với xe khách, xe bus thì tải trọng là số người được phép chở. Thực tế thì từ số người cũng tính ra số kg hoặc tấn tương ứng mà loại xe đó được phép chở. Ví dụ xe 29 chỗ, xe 35, 45 chỗ thì chỉ được chở số người tương ứng và cộng thêm hành lý của hành khách.

Việc kiểm tra tải trọng của xe tải khá nghiêm ngặt và được cân điện tử đo chính xác. Còn với xe khách thì cơ quan chức năng/công an giao thông thường sẽ đếm số người thực tế trên xe theo luật. Khi cân xe, họ sẽ tính theo công thức:

Tải trọng = Trọng lượng cân thực tế xe – Trọng lượng thân xe

Tải trọng thực tế phải <= Trọng tải thiết kế của nhà sản xuất quy định.

Ví dụ: Xe tải Hino của Intertrans có Trọng tải thiết kế: 15 tấn, đang chở hàng ABC qua trạm cân trên quốc lộ 18 được phép tối đa 50 tấn. Khi cân, trọng lượng thực thế là 20 tấn. Trọng lượng xác xe của nhà sản xuất là: 5 tấn. Vậy: Tải trọng đang chở là: 20 - 5 = 15 tấn. Như thế tải trọng của xe đang chở đúng trọng tải quy định của nhà sản xuất và luật đường bộ trên quốc lộ 18

    Trên thực tế tải trọng để công ty vận tải tính ra cước vận chuyển của chuyến hàng đối với 1 số hàng hoá nặng được tính cước theo tấn.

Xem thêm: Làm thế nào để vận chuyển hàng từ Việt Nam sang Lào


Phân biệt giữa trọng tải và tải trọng


    Như phân tích ở trên, 2 khái niệm này không thể là 1. Chúng ta cùng phân biệt rõ ràng 1 lần nữa theo bảng sau của Intertrans:

Yếu tố

Trọng tải

Tải trọng

Trọng lượng hàng hoá

Theo thiết kế

Thực tế đang chở

Áp dụng

Đăng ký, đăng kiểm

Kinh doanh

Mục đích

Để so sánh với tải trọng

Để tính ra cược vận chuyển

Quy định luật

Tham chiếu

Xử phạt

 

Quy định tổng tải trọng (thân xe + hàng hoá) dành cho xe tải theo luật đường bộ


    Xe tải hiện tại gồm có xe thân rời như sơ mi, rơ mooc, container; thân liền là các loại xe thùng, xe ben. Tổng tải trọng của xe được quy định theo tổng số trục

Đối với xe thân rời: 

Tổng số trục là 3: ≤ 26 tấn

Tổng số trục là 4: ≤ 34 tấn

Tổng số trục >= 5: ≤ 40 tấn

Đối với xe thân liền:

Tổng số trục là 2: ≤ 16 tấn

Tổng số trục là 3: ≤ 24 tấn

Tổng số trục là 4: ≤ 30 tấn

Tổng số trục là 5: ≤ 34 tấn


Một số mức phạt quá tải trọng quy định


    Đơn vị vận tải như Intertrans đặc biệt quan tâm đến vấn đề này để tư vấn cho khách hàng cũng như đảm bảo lái xe nhận và chuyên chở hàng đúng theo quy định của luật đường bộ hiện hành. Mọi hành vi chở quá tải sẽ bị xử phạt và ảnh hưởng đến cước phí và lợi ích của doanh nghiệp. Các khung phạt thường được quy định theo % vượt tải

Vượt 10% đến 20%: phạt 2 đến 3 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 1 tháng

Vượt 20% đến 50%: phạt 3 đến 5 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 2 tháng

Vượt 50%: phạt 5 đến 7 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 2 tháng


Đội xe thân rời của Intertrans luôn đảm bảo chở đúng trọng tải thiết kế và quy định tải trọng đường bộ


    Trên đây là những chia sẻ của Intertrans, rất hy vọng Quý Bạn đọc đã phân biệt rõ 2 khái niệm trọng tải và tải trọng. Intertrans là đơn vị vận tải chuyên cung cấp dịch vụ vận tải đường bộ và vận tải quá cảnh xuyên biên giới với 50 đầu xe tải các loại. Quý Doanh Nghiệp có nhu cầu vui lòng liên hệ: Ms. Thu-Intertrans: 098.449.8388

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét